Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh bao nhiêu là phù hợp?

Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh bao nhiêu là phù hợp?

Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động và khả năng vận hành của thiết bị. Vậy độ cao chênh lệch giữa cục nóng và cục lạnh bao nhiêu là phù hợp? Hãy cùng Aqua Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về cấu tạo, chức năng của dàn nóng và dàn lạnh điều hòa

1.1. Dàn nóng

Dàn nóng hay còn gọi là dàn ngưng tụ, là bộ phận quan trọng trong hệ thống máy lạnh. Dàn nóng được lắp bên ngoài phòng với chức năng chính của dàn nóng là tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài, giúp máy lạnh vận hành ổn định và hiệu quả hơn.

Về cấu tạo, cục nóng được cấu thành từ các lá nhôm hoặc lá đồng ghép sát nhau, được bao bọc bởi lớp sơn tĩnh điện ở mặt ngoài và phía dưới có chân bắt giá đỡ giúp thiết bị được cố định chắc chắn hơn.

Dàn nóng của máy lạnh có chức năng toả nhiệt ra môi trường ngoài
Dàn nóng của máy lạnh có chức năng toả nhiệt ra môi trường ngoài

1.2. Dàn lạnh

Dàn lạnh thường được làm từ nhôm hoặc đồng, có chức năng tản nhiệt và bao quanh các ống đồng. Thành phần này chứa dung môi làm lạnh bên trong. Khi điều hòa hoạt động, dàn lạnh hút không khí từ bên ngoài và làm cho không khí trở nên sạch và lạnh hơn thông qua màng lọc và ống đồng.

Chức năng chính của dàn lạnh chính là làm mát không khí, hoạt động bằng cách hấp thụ nhiệt từ không khí trong phòng, sau đó chuyển nhiệt độ này đến dàn nóng để đẩy ra ngoài. Môi chất lạnh trong ống đồng sẽ chuyển đổi sang nhiệt độ rất thấp khi qua van tiết lưu. Sau đó, môi chất hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh dàn lạnh, giúp không khí trong phòng trở nên mát mẻ hơn.

Chức năng chính của dàn lạnh là làm mát không khí
Chức năng chính của dàn lạnh là làm mát không khí

2. Các khoảng chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh

Dưới đây là 3 khoảng chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh mà người dùng nên lưu ý khi thực hiện việc lắp đặt điều hòa:

2.1. Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh tối thiểu

Chênh lệch độ cao tối thiểu giữa dàn nóng và dàn lạnh sẽ rơi vào khoảng 3m. Đây là khoảng cách tối thiểu để máy nén hút được môi chất lạnh ở dạng khí, tránh hút phải dạng lỏng gây hỏng hóc thiết bị. Lý giải cho điều này, nếu đường ống nối giữa dàn lạnh và dàn nóng đạt dưới 3m thì môi chất lạnh sẽ không có đủ thời gian để chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

Chênh lệch độ cao tối thiểu giữa dàn nóng và dàn lạnh sẽ rơi vào khoảng 3m

2.2. Chênh lệch độ giữa dàn nóng và dàn lạnh cao tối đa

Khoảng cách tối đa giữa dàn nóng và dàn lạnh nên là 15m. Thêm vào đó, vị trí lắp đặt của dàn lạnh nên được đặt cao hơn dàn nóng nhằm hạn chế tình trạng bay hơi khí gas và khiến phần dầu máy ở dàn nóng chảy ngược lại vào dàn lạnh, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng làm mát không khí của dàn lạnh.

Nếu trong một vài trường hợp bắt buộc phải lắp đặt dàn lạnh thấp hơn dàn nóng thì người dùng có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau để hạn chế được tình trạng máy nén bị khô dầu, nóng máy và hao mòn theo thời gian sử dụng:

  • Lắp đặt bổ sung hệ thống bẫy dầu để hạn chế tình trạng thiếu dầu ở cục nóng.
  • Uốn ống dẫn dầu thành hình chữ U để giữ và ngăn chặn việc dầu chảy ngược vào dàn lạnh.
Khoảng cách tối đa giữa dàn nóng và dàn lạnh nên là 15m

2.3. Chênh lệch độ cao lý tưởng

Khi lắp đặt cục nóng và cục lạnh, người dùng nên lưu ý đến chênh lệch độ cao giữa 2 bộ phận này càng ít càng tốt. Độ cao lý tưởng nên là 50cm và khoảng cách tối ưu nên dao động từ 3 – 7m. Đó là bởi chênh lệch giữa dàn nóng và dàn lạnh càng lớn sẽ đòi hỏi máy nén hoạt động liên tục, thậm chí quá tải, gây ra tiếng ồn lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc của người dùng mà lâu dần còn tác động xấu đến tuổi thọ của thiết bị.

3. Một số lưu ý về vị trí lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh

Bên cạnh khoảng cách và chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh, người dùng cũng nên cân nhắc qua một số lưu ý về vị trí lắp đặt như sau:

3.1. Vị trí lắp đặt dàn nóng

Đối với dàn nóng, người dùng nên lắp đặt ở những nơi thoáng mát và che chắn thiết bị cẩn thận. Điều này nhằm hạn chế sự tác động của các yếu tố thời tiết như nắng nóng, mưa bão và bụi bẩn,… Bên cạnh đó, vì dàn nóng là bộ phận tản nhiệt nên nhiệt độ tỏa ra từ dàn nóng khá cao, gây khó chịu cho người tiếp xúc. Vì vậy, hãy lắp đặt dàn nóng ở nơi có ít người qua lại, tránh đặt trực tiếp dàn nóng xuống đất để tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

3.2. Vị trí lắp đặt dàn lạnh

Khi lắp đặt dàn lạnh, cần lưu ý chọn vị trí sao cho phù hợp để không khí lạnh được tỏa đều khắp phòng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và các nguồn sinh nhiệt để đảm bảo hiệu quả làm lạnh tối ưu. Bên cạnh đó, việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị định kỳ cũng là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo hệ thống có thể vận hành ổn định và lâu dài.

Chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh phù hợp để đảm bảo hiệu suất tốt nhất

Hy vọng qua những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về mức độ chênh lệch độ cao giữa cục nóng và cục lạnh cũng như một số lưu ý cụ thể về vị trí lắp đặt của hai bộ phận này. Nếu còn gì băn khoăn, thắc mắc hay cần được giải đáp, hãy gọi ngay đến hotline 084 003 9595 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *